Khi tham gia thi đấu bóng đá, bạn sẽ dễ gặp phải một số chấn thương không mong muốn như: Đau ống đồng, đau cổ chân, bắp chân,…Vậy, đá bóng đau chân thì phải làm gì để khắc phục hiệu quả? Cần có những biện pháp gì để đề phòng chấn thương chân khi đá bóng? Tất cả sẽ được chuyên gia của Tructiepbongda giải đáp cụ thể ngay dưới bài viết này.
Nguyên nhân dẫn đến đá bóng bị đau chân
Đá bóng bị đau chân rất phổ biến với những cầu thủ nghiệp dư, thậm chí là chuyên nghiệp. Dù đau chân không nguy hiểm song nó khiến cho người thi đấu khó chịu, gặp khó khăn khi chạy trên sân và sinh hoạt thường ngày. Vậy, nguyên nhân là gì?
- Do cầu thủ đó không khởi động kỹ hoặc đúng cách trước khi ra sân. Theo các chuyên gia, trước khi ra sân đá bóng cầu thủ nên khởi động trước 10 đến 15 phút để làm ấm và giãn gân cốt.
- Do vận động quá sức khiến bắp chân bị giãn quá mức gây đau nhức.
- Gặp chấn thương do va chạm với cầu thủ đội bạn khiến chân bị đau.
Đá bóng đau chân thì phải làm gì?
Khi tham gia đá bóng và bị đau bắp chân, cổ chân nhẹ, bạn hãy áp dụng ngay một số cách xử lý sau. Mục đích để hạn chế tình trạng chân bị chuyển biến nặng. Với trường hợp nhẹ, điều trị sẽ được cải thiện trong vài ngày. Còn nếu nặn sẽ phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.
Dành thời gian để nghỉ ngơi
Đây chính là công việc đầu tiên bạn cần làm khi bị đau chân sau buổi đá bóng. Dừng ngay mọi hoạt động luyện tập, vận động mạnh để nghỉ ngơi. Nếu bạn vẫn cố chấp tập luyện sẽ khiến cho tình trạng đau chân hiện tại thêm tồi tệ, gây nguy hiểm.
Tiến hành chườm lạnh ở vùng chân bị đau
Kết hợp với nghỉ ngơi, bạn hãy nhanh chóng chuẩn bị đá và khăn bông để chườm lại. Cách làm này theo các chuyên gia sẽ giúp giảm sưng tấy và giảm đau hiệu quả. Mỗi lần chườm đá chỉ nên kéo dài tối đa 15 phút. Thực hiện trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 ngày sau ngày bị chấn thương. Các bạn lưu ý không được dùng đá để chườm trực tiếp lên vùng đau tránh bị bỏng lạnh.
Xem thêm: Các cách xem trực tuyến World Cup 2022 không nên bỏ qua
Tiến hành massage vùng chân bị đau
Tiếp theo, bạn hãy tiến hành massage nhẹ để làm giảm vùng cơ bị căng để giảm sưng đau. Bên cạnh đó, người bệnh hãy kết hợp với động tác cử động chân. Điển hình như xoay ngoài, xoay trong, nhấc chân lên, gập chân. Đối với trường hợp bị đau quá, bạn có thể can thiệp bằng cách dùng thuốc giảm đau song cần sự tư vấn từ bác sĩ.
Tiến hành thăm khám bác sĩ
Để chắc chắn, bạn nên đi khám bác sĩ để nắm rõ tình trạng đau chân thi đấu của mình. Nhất là khi thực hiện các bước trên song không cải thiện được tình trạng đau nhức. Bạn tuyệt đối không được chủ quan với các cơn đau, cần phải can thiệp và điều trị ngay lập tức khi cần thiết.
Các biện pháp hạn chế các chấn thương khi thi đấu bóng đá
Sau khi nắm rõ đá bóng đau chân phải làm gì? Các bạn hãy cùng với chúng tôi điểm qua các biện pháp phòng tránh chấn thương chân khi thi đấu bóng đá sau:
Trước khi ra sân thi đấu, bạn cần dành thời gian để khởi động kỹ hệ xương khớp, nhóm cơ của mình.
- Tiến hành tập luyện với cường độ phù hợp. Đặc biệt, không được thi đấu quá sức, đảm bảo hài hòa các yếu tố khách quan về thời tiết, môi trường tập luyện.
- Lựa chọn cho bản thân đôi giày thi đấu bóng đá phù hợp, vừa vặn chân để có thể thi đấu thoải mái nhất.
- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với chế độ luyện tập của mình.
Tổng kết
Vậy là chuyên gia Tructiepbongda đã giải đáp xong thắc mắc của nhiều người về việc đá bóng đau chân thì phải làm gì? Đồng thời chia sẻ thêm một số biện pháp khắc phục tình trạng thi đấu bóng đá bị đau chân. Liên hệ với chúng tôi nếu các bạn còn vấn đề gì chưa rõ về bóng đá.